quinta-feira, 10 de dezembro de 2009

Blog tại phòng chờ của sân bay: Hội nghị Copenhagen về Biến đổi khí hậu đã bắt đầu

 Mark KentAnna Nileshwar, Cố vấn về Biến đổi Khí hậu của Bộ Phát triển Quốc tế Anh, tham dự hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Cần Thơ bằng thuyền ngày 7-12 trong dự án Biến đổi khí hậu của BBC

Hôm Chủ nhật 6-12, tôi cùng Anna Nileshwar (ảnh bên), Cố vấn vể Biến đổi Khí hậu của Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) bay vào Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyến bay của chúng tôi bị hoãn một tiếng nên tôi tranh thủ gọi mỳ ăn tối ở quầy cafe tại sân bay. Hôm sau, chúng tôi tới dự lễ ra mắt dự án Biến đổi khí hậu tại sông Mekong của BBC, và tham gia hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Cần Thơ bằng thuyền. Mục đích của chuyến đi là nâng cao ý thức của mọi người về vấn đề biến đổi khí hậu trong những ngày đầu tiên diễn ra Hội nghị Copenhagen. Anna đã trả lời phỏng vấn với đài BBC châu Phi (BBC Africa service) và đài phát thanh BBC xứ Wales (BBC Radio Wales). Chúng ta cần phải thúc đẩy nhận thức của cộng đồng quốc tế về những thách thức đang đặt ra với Việt Nam và những gì Việt Nam đang làm để đối mặt với những thách thức đó. Ngoài ra, tôi đã gặp phóng viên Nguyễn Lan Anh, một người bạn của tôi ở báo Sài Gòn Tiếp Thị, người vừa trở về sau chuyến thám hiểm Nam Cực và cuộc gặp rất hữu ích.

Trước đó, chúng tôi đã đạt được một kết quả thành công tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Các bạn có thể đọc bài phát biểu của Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Rolf Bergman, thay mặt cho Liên minh Châu Âu (EU), ở bài viết trước trên blog của tôi. Kết thúc hội nghị, cộng đồng các nhà tài trợ đã cam kết mức viện trợ kỷ lục lên tới 8 tỉ USD cho Việt Nam. Ở đây tôi nhận thấy có hai điểm nổi bật. Thứ nhất, khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, thách thức đặt ra cho Việt Nam cũng lớn hơn và nhiều hơn. Khi ấy, cần phải làm gì để tạo được một môi trường thuận lợi cho nền kinh tế tri thức phát triển, khi mà các chương trình viện trợ cũng theo đó chuyển hướng tập trung. Thành công của Việt Nam khi ấy sẽ được ghi nhận về mức giảm viện trợ chứ không phải là mức tăng. Thứ hai là cuộc tranh luận về vai trò của xã hội dân sự trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Không một chính phủ nào có thể làm tất cả mọi việc, và sự phát triển của một đất nước đòi hỏi phải có sự đóng góp của mọi thành viên và khu vực trong xã hội.

Vợ tôi, Martine, và cô Quỳnh, cô giáo dạy tiếng Việt đầu tiên của tôi.Ngoài ra chúng tôi đã gặp lại cô giáo dạy tiếng Việt đầu tiên của tôi , cô Quỳnh. Cô Quỳnh về thăm gia đình và tham dự hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài. Đã ba năm trôi qua kể từ lần cuối cô về thăm quê nhà và cô nhận ra nhiều thay đổi của Hà Nội. Tôi cũng rất mừng khi cô thấy tiếng Việt của tôi tiến bộ.

Cuối cùng tôi và Anna đã trở lại Thành phố Hồ Chí Minh để về Hà Nội. Chúng tôi tới Mỹ Tho tối hôm trước và rời đi sớm hôm nay. Với tôi đây là một thành phố đẹp và tôi dự định sẽ còn quay lại thăm Mỹ Tho. Thật không may, ngay khi chúng tôi tới sân bay Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi được biết chuyến bay của mình bị hoãn 4 tiếng và mọi chuyến bay khác đều đã kín chỗ. Sau khi nhấm nháp 3 tách café và gọi mấy cuộc điện thoại, tôi quyết định đã đến lúc phải cập nhật blog...

Thành phố Hồ Chí Minh 8-12-2009

*Xem nguyên văn bài bằng tiếng Anh
Click here
for English text of blog

Sem comentários: